TIN TỨC

Trách nhiệm xã hội của nghệ sĩ

Thứ hai, 23/05/2022 08:00 GMT+7

Không chỉ có Sơn Tùng mà nhiều ngôi sao giải trí khác cũng cho thấy sự thiếu nhạy cảm, thiếu ý thức trách nhiệm về tác động của sản phẩm nghệ thuật đến cộng đồng xã hội.

Sau những bức xúc của dư luận, MV có chứa những cảnh tiêu cực của Sơn Tùng M-TP đã nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi các nền tảng âm nhạc trực tuyến tại Việt Nam sau một vài ngày phát hành. Đó là cái kết cần thiết đối với một sản phẩm nghệ thuật không phù hợp.

Giữa lúc có những gia đình đau khổ vì mất con sau hành động bồng bột; trong bối cảnh một số bạn trẻ có vấn đề tâm lý tiêu cực hiện nay, việc một nghệ sĩ nổi tiếng - thần tượng của hàng triệu khán giả trẻ - khơi gợi những điều đó trong một sản phẩm âm nhạc, dù lý do gì cũng đều không đáng có.

Nói MV của Sơn Tùng nhằm góp phần lên tiếng cảnh tỉnh cũng không thỏa đáng, bởi một sản phẩm âm nhạc mang đậm màu sắc u tối và kết thúc bằng sự tiêu cực chỉ càng khía sâu vào “nỗi đau” của xã hội. Thay vào đó, Sơn Tùng có thể góp tiếng nói của mình để hỗ trợ cộng đồng qua nhiều hoạt động khác như tổ chức các dự án hỗ trợ học sinh tránh trầm cảm; trở thành gương mặt đại diện cho phong trào chống tự tử của thanh thiếu niên...

Thật ra, không chỉ có Sơn Tùng mà nhiều ngôi sao giải trí khác cũng cho thấy sự thiếu tinh tế, nhạy cảm và cả sự thiếu ý thức trách nhiệm về tác động của sản phẩm nghệ thuật đến cộng đồng. Họ mải chạy theo những hiện tượng xã hội, trong đó có nhiều hiện tượng tiêu cực, để được chú ý nhiều hơn. Phải chăng ê-kíp của Sơn Tùng đã quen với điều đó?

Trước đây, nhiều người từng lên tiếng về việc nghệ sĩ làm phim chiếu mạng với nội dung về thế giới giang hồ, tràn ngập cảnh bạo lực, đâm chém cùng những lời thoại tục tĩu. Đặc biệt, “nghệ sĩ giang hồ” còn thấp thoáng trong cách hành xử của họ ngoài đời thật khiến nhiều người phải ngỡ ngàng, bất bình. Thử hỏi, những hình ảnh đó giúp cảnh tỉnh điều gì, mang lại ý nghĩa tốt đẹp gì cho công chúng?

Nghệ sĩ và sản phẩm nghệ thuật có tác động nhất định đến cảm xúc của người thưởng thức, nhất là đối tượng khán giả trẻ. Cho nên, những nghệ sĩ thực thụ luôn ý thức về việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị nghệ thuật và truyền tải thông điệp, năng lượng tích cực. Đó cũng chính là trách nhiệm xã hội của người làm nghệ thuật, của người được công chúng gọi là nghệ sĩ. Đáng tiếc, không phải ai cũng nghĩ và làm được điều đó.

Dĩ nhiên, không phải những biểu hiện tiêu cực trong giới trẻ đều là học theo một thần tượng nông nổi hay những sản phẩm độc hại trên mạng. Bức xúc đối với một sản phẩm giải trí không phù hợp là cần thiết, song chúng ta không thể đổ lỗi cho cả thế giới mạng. Yếu tố mang tính quyết định vẫn là giáo dục từ gia đình, cha mẹ.

Theo Trúc Vân/petrotimes.vn

Đơn Giản Anh Yêu Em

Hồ Quốc Việt

01
Con Hỏi Phật

Cao Tùng Anh

02
Nâng Chén Tiêu Sầu

Bích Phương

03
Có Một Nơi Như Thế

Phan Mạnh Quỳnh

05
Hẹn Kiếp Sau

Khả Hiệp

01
Mưa Tháng Sáu

Nhiều ca sĩ

02
Señorita

Shawn Mendes - Camila Cabello

03
Ai Chung Tình Được Mãi (Lofi)

Đinh Tùng Huy - ACV

04